Loạn thế xuất anh hùng. Vào những năm cuối thời Đông Hán, thiên hạ đại loạn, quần hùng nổi lên, cuối cùng có ba nhà là Tào Tháo, Tôn Quyền và Lưu Bị đã vượt qua gian hiểm để phân chia thiên hạ thành thế chân vạc. Có thể nói Tào Tháo và Lưu Bị đều được coi là những nhà quân sự và chính trị kiệt xuất thời bấy giờ. Còn Tôn Quyền tuy sinh sau đẻ muộn nhưng nhờ tài dùng người cũng trở thành bá chủ vùng Giang Đông.
Tuy nhiên,
thời kỳ Tam quốc lại xuất hiện một vị đại tướng mà 25 tuổi đã truy sát Tào
Tháo, 29 tuổi đã truy sát Lưu Bị, đến 46 tuổi lại truy sát Tôn Quyền. Vị tướng
này rốt cuộc là ai?
Đây chính
là danh tướng Trương Liêu của Tào Nguỵ, được hậu thế đánh giá là một trong 64
danh tướng kiêu hùng tự cổ chí kim.
25 tuổi truy sát Tào Tháo
Trương Liêu
sinh năm 169, vốn dĩ là thủ hạ của đại tướng quân Hà Tiến. Sau này Đổng Trác
làm chủ Lạc Dương, Trương Liêu lại đi theo Đổng Trác. Sau khi Đổng Trác bị tiêu
diệt, Trương Liêu lại đi theo Lữ Bố. Trong thời kỳ theo Lữ Bố, chính Trương
Liêu đã truy sát Tào Tháo – vị quân chủ của mình sau này.
Khi đó Tào
Tháo đang công hạ Đào Khiêm ở Từ Châu, Trương Liêu theo Lữ Bố tiến vào chiếm giữ
Duyện Châu. Mà Duyện Châu vốn dĩ là đại bản doanh của Tào Tháo, vậy nên Tào
Tháo không cam tâm để Lữ Bố lấy nơi đóng quân của mình, thế là Mạnh Đức lãnh
binh tấn công Lữ Bố. Hai bên đại chiến ở Bộc Dương.
Trong cuộc
đối đầu trực diện, Tào Tháo không phải là đối thủ của Lữ Bố nên Tào Tháo đã chuẩn
bị kế hoạch tấn công đánh úp thành Bộc Dương. Kết quả Tào Tháo đã trúng mưu kế
của Lữ Bố nên bại trận ở đó.
Trong trận
chiến này, Tào Tháo vấp phải sự phục kích của Trương Liêu nên gặp tổn thất nặng,
thậm chí còn suýt nữa bị Lữ Bố bắt sống. Lữ Bố và Trương Liêu truy sát Tào Tháo
khắp nơi nhưng không tìm thấy Tào Tháo, có lẽ Tào Tháo mệnh lớn, nếu không đã bị
hai mãnh tướng này hạ sát rồi. Đó là năm 194, khi ấy Trương Liêu mới 25 tuổi!
29 tuổi truy sát Lưu Bị
Trương Liêu
là thuộc hạ của Lữ Bố, Lữ Bố lại đoạt lấy Từ Châu của Lưu Bị lại nhiều lần tấn
công Lưu Bị, cho nên nói Trương Liêu và Lưu Bị đã nhiều lần giao chiến. Năm
198, Trương Phi giả làm sơn tặc đoạt ngựa của Lữ Bố khiến Lữ Bố đại nộ.
Lưu Bị biết
mình không phải đối thủ của Lữ Bố nên ông sai người đến trại Lữ Bố, xin trả ngựa
lại rồi hai bên cùng bãi binh. Lữ Bố muốn cho nhưng Trần Cung ngăn cản vì e rằng
nếu không giết Lưu Bị, ắt để hoạ về sau.
Lữ Bố nghe
lời thuộc cấp, không chấp nhận việc trả ngựa, lại càng quyết tâm đánh hạ thành
của Lưu Bị. Lúc này Trương Phi đi trước, Quan Vũ đi sau, còn Lưu Bị ở giữa giữ
gìn vợ con già trẻ. Giữa đường ba huynh đệ Lưu Bị gặp ngay tướng của Lữ Bố là Tống
Hiền và Nguỵ Tục. Hai tướng ấy bị Trương Phi đánh một trận phải lui. Lưu Bị ra
thoát ra được khỏi vòng vây. Nhưng mặt sau lại bị Trương Liêu truy sát, may
thay có Quan Vũ chặn lại, nếu không thì tính mạng Lưu Bị và gia quyến khó bảo
toàn. Năm đó là năm 198, khi ấy Trương Liêu 29 tuổi.
Tào Tháo nhớ như in khuôn mặt
Trương Liêu – người đã truy sát mình năm xưa
Lưu Bị lang
bạt chạy trốn đến chỗ của Tào Tháo. Dưới sự hoà giải của Tào Tháo, mối quan hệ
giữa Lữ Bố và Lưu Bị đã tốt trở lại.
Vài năm
sau, Lữ Bố và Trương Liêu bại trận, họ bị áp giải đến lầu Bạch Môn. Lúc này,
Tào Tháo vẫn nhớ như in tình cảnh bị Trương Liêu truy sát năm đó. Lúc này có một
đoạn đối thoại giữa Tào Tháo và Trương Liêu như sau:
Tháo trỏ
vào Liêu mà bảo rằng:
– Thằng này
trông quen quen!
Liêu nói:
– Phải, gặp
nhau trong thành Bộc Dương, đã quên rồi ư?
Tháo cười
mà hỏi rằng:
– Thế ngươi
còn nhớ à?
Liêu nói:
– Nhưng thật
đáng tiếc!
Tháo hỏi:
– Tiếc cái
gì?
Liêu nói:
– Tiếc hôm ấy
lửa không cháy to đốt chết thằng quốc tặc là mày!
(Trích hồi
thứ mười chín trong ‘Tam quốc diễn nghĩa’: Thành Hạ Phì, Tào Tháo dùng binh / Lầu
Bạch Môn, Lã Bố tuyệt mệnh).
Từ đoạn đối
thoại giữa Tào Tháo và Trương Liêu thấy rằng, năm đó Tào Tháo bị Trương Liêu
truy sát đến mức thảm hại; trải qua bao nhiêu năm, Tào Tháo vẫn nhớ mặt Trương
Liêu.
Tiếp đó,
Tào Tháo định giết Trương Liêu nhưng được Lưu Bị và Quan Vũ ngăn lại vì cho rằng
Trương Liêu là người trung nghĩa. Thế là Tào Tháo đồng ý, Trương Liêu sau đó
quay ra quy thuận Tào Tháo.
49 tuổi truy sát Tôn Quyền
Sau khi Lữ
Bố bại vong, Trương Liêu là mãnh tướng dưới trướng Tào Tháo, ông đã nhiều lần lập
được đại công, được Tào Mạnh Đức trọng dụng. Năm Kiến An thứ 18 (năm 213),
Trương Liêu theo Tào Tháo chinh phạt Tôn Quyền. Sau đó Trương Liêu ở lại Hợp
Phì. Năm Kiến An thứ 20 (năm 215), nhân lúc Tào Tháo tây chinh Trương Lỗ, Trọng
Mưu đã lãnh 10 vạn quân bao vây tấn công Hợp Phì. Khi ấy chỉ có vài nghìn quân
Tào trấn thủ ở Hợp Phì, tình cảnh thật vô cùng nguy hiểm.
Do tương
quan lực lượng giữa hai bên quá lớn, quân Tào trong lòng hoảng loạn, mọi người
không còn ý chí chiến đấu. Chứng kiến cảnh mọi người bị quân Ngô doạ sợ mất mật,
Trương Liêu quyết đoán chủ động tấn công Đông Ngô. Trương Liêu dẫn 800 quân cảm
tử xông thẳng đến đại doanh của quân Ngô, khiến cho quân Ngô bị đánh tả tơi.
Lúc đó quân
Ngô bị đánh úp, họ không ngờ rằng quân Tào lại đột nhiên chủ động tấn công, cho
nên đã sơ suất trong phòng thủ, bị Trương Liêu đánh cho mất mũ bỏ giáp.
Sau khi
Trương Liêu đại sát thì rút về trong thành. Quân Tào hễ thấy Trương Liêu dũng
mãnh như thế, thấy quân Ngô không tài nào địch nổi, thì lập tức sĩ khí nổi lên,
không còn sợ quân Ngô nữa.
Quân Tào ở
Hợp Phì khí thế dâng cao, chống đỡ hết lần này đến lần khác những đợt tấn công
của quân Ngô, cuối cùng giữ vững được thành Hợp Phì. Còn quân Ngô thấy thành Hợp
Phì tấn công đã lâu mà không hạ được nên đành phải thoái binh.
Chính trong
lúc Tôn Quyền rút quân, Trương Liêu lại dẫn quân truy sát một trận khiến quân
Ngô thiệt hại nghiêm trọng.
Thủ hạ
trong quân Ngô phải liều chết để bảo vệ Tôn Quyền. May thay có Trình Phổ chặn
đánh với Trương Liêu một trận mới cứu được Tôn Quyền. Trận chiến này phát sinh
vào năm 215, khi đó Trương Liêu 46 tuổi.
Người đời
sau phải cảm thán rằng, một đời của Trương Liêu quả là tiếng tăm lẫy lừng. Ba vị
chúa công nổi tiếng nhất thời Tam quốc là Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền đều bị
Trương Liêu truy sát.
***
“Trên giường
bệnh Cương Hầu vẫn làm địch sợ, tên tuổi anh hùng như mặt trời chiếu rọi trường
thiên”. Cương Hầu ở đây chỉ Trương Liêu, chính là nói dù Trương Liêu nằm bệnh
trên giường, nhưng uy danh của ông còn chấn nhiếp được quân địch, quả thật là một
vị tướng rất lợi hại.
Theo Sound
of Hope
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn rất nhiều ạ